Vớ Y Khoa - Medi

Vớ Y Khoa

"Áp lực chuẩn xác - Điều trị tối ưu" Sản xuất tại Đức

Thursday, July 26, 2018

// //

Đo size vớ như thế nào cho đúng cách?

Chọn đúng size vớ y khoa sẽ có tác động lớn đến việc điều trị cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch, bở lẽ, khi có size phù hợp, thì áp lực của tất mới chính các và tác động hiệu quả lên các tĩnh mạch, giúp hỗ trợ chữa bệnh nhanh chóng hơn. Nếu bạn bị suy tĩnh mạch thì nên dùng các loại vớ y khoa Medi được xuất xứ Đức: duomed hoặc mediven, hai loại vớ này có mức áp lực tiêu chuẩn của Châu Âu, mang thấy có hiệu quả ngay ngày đầu tiên.

Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, mức độ phù chân, độ nhão của cơ bắp chân… bác sĩ có thể lựa chọn một size lý tưởng nhất cho từng bệnh nhân.

Để xác định size tất phù hợp, bạn cần xác định số đo “3 vòng chân”, bao gồm vòng cổ chân, vòng bắp chân và vòng đùi chân. Trong đó số đo vòng cổ chân là quan trọng nhất.

Đo 3 vòng chân, sau đó đối chiếu lên bảng đo size để chọn đúng size vớ.

–  Vớ gối:  Đo vòng cổ chân (vòng nhỏ nhất trên mắt cá) và vòng bắp chân (vòng bắp lớn nhất dưới gối)
–  Vớ đùi và vớ quần:  Đo vòng cổ chân, bắp chân và vòng đùi (vòng lớn nhất sát bẹn)



VỚ TAY (mediven harmony AG/ CG/ hand)

Đo vòng cổ tay và các vòng khác như hình vẽ.
Đối chiếu vào bảng size để chọn đúng size


VỚ ĐI MÁY BAY (travel) và VỚ VĂN PHÒNG (motion, sheer & soft)

Chỉ cần đo 1 vòng cổ chân rồi chọn size tương ứng với số đo:




VỚ HUYẾT KHỐI BỆNH VIỆN (thrombexin 18)

Đo 3 vòng giống duomed/mediven, đối chiếu vào bảng sau để chọn size.


Read More

Wednesday, July 25, 2018

// //

Nên mua vớ hỗ trợ điều trị suy tĩnh mạch ở đâu?

Nên mua vớ hỗ trợ điều trị suy tĩnh mạch ở đâu?

Bảng màu hồng medi Duomed Mediven

Có thể mua vớ ở các cửa hàng DCYK hoặc nhà thuốc trên toàn quốc có dán nhận diện điểm bán (bảng màu hồng medi Duomed Mediven). Các điểm bán này đều được huấn luyện cách tư vấn đo chân để chọn đúng size vớ cho bạn. Việc chọn đúng size vớ rất quan trọng vì mang vớ đúng size thì mới mang lại hiệu quả điều trị. Không nên mang size lớn hơn hoặc nhỏ hơn số đo chân của bạn. Nhà thuốc trong bệnh viện cũng có bán sản phẩm của medi.
Tem tròn răng cưa của LagiMed
Trên hộp vớ đều có dán tem tròn răng cưa của LagiMed, chứng thực hàng do chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ Đức. Đảm bảo cung cấp hàng đúng chất lượng như cam kết. Chúng tôi đã làm, đang làm và sẽ làm đúng như vậy. Niềm tin của khách hàng từ năm 2004 đối với LagiMed đã chứng thực điều đó.

Hãy liên hệ vớ y khoa Medi bằng cách truy cập website http://voykhoa.com/ để được tư vẫn và hỗ trợ tốt nhất.

*** Lời khuyên :

Nếu bạn bị suy tĩnh mạch thì nên dùng các loại vớ xuất xứ Đức: duomed hoặc mediven, hai loại vớ này có mức áp lực tiêu chuẩn của Châu Âu, mang thấy có hiệu quả ngay ngày đầu tiên. Kinh nghiệm thực tế lâm sàng hơn 8 năm cho thấy, hầu hết bệnh nhân được điều trị rất hiệu quả với ký hiệu CCL1. Chỉ khi bệnh nặng mới dùng ngay từ đầu vớ y khoa ký hiệu CCL2. Nếu thất bại với CCL2 thì mới dùng tới ký hiệu CCL3 (trường hợp rất nặng).

Chọn loại vớ và size

Chọn vớ gối hoặc đùi tuỳ theo mức độ bị suy tĩnh mạch đến đâu. Thông thường vớ đến gối dễ mang hơn vớ cao đến đùi. Đo vòng cổ chân, bắp chân và vòng đùi để chọn size S, M, L, XL,…

Xem Made in

Phải xem kỹ có “Made in” được in trên nhãn phụ bằng vải, may dính trên miệng vớ hay không nhé. Đây là điểm quan trọng nhất, khẳng định vớ sản xuất tại đúng nơi in trên hộp vớ.

Notes : Có một số sản phẩm chỉ in “made in” ngoài vỏ hộp, nhưng hoàn toàn không có tem phụ bằng vải may dính trên miệng vớ, hoặc có tem phụ này nhưng không ghi“made in” mà chỉ ghi “made by”. Các bạn lưu ý kỹ để tránh bị lừa nhé.


"Made in" trên sản phẩm chính

Read More
// //

Có nên mang vớ y khoa để phòng ngừa suy tĩnh mạch?


Suy giãn tĩnh mạch gặp nhiều ở người trưởng thành và phổ biến ở nữ giới (khoảng 70%). Ngày nay, do thói quen sinh hoạt, bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hoá, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhân viên văn phòng, bác sỹ… 

Suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh nhẹ là mỏi chân, nặng chân, nhức chân, chuột rút, phù chân nhẹ, cảm giác kiến cắn. Bệnh nặng là tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch dãn ngoằn ngoèo, phù chân nhiều hoặc ấn không lõm, loét chân, huyết khối tĩnh mạch, viêm da…

Với cơ thể bình thường, máu ở hệ tĩnh mạch lưu chuyển từ hai chân về tim theo chiều từ dưới lên, ngược theo chiều của trọng lực dù cơ thể đang ở tư thế đứng nhờ vào hệ thống van trong lòng tĩnh mạch. Khi hệ thống van này bị suy yếu, trong lòng tĩnh mạch xuất hiện dòng máu chảy theo chiều ngược lại (dòng trào ngược), chính dòng trào ngược này gây ra các hiện tượng suy tĩnh mạch chân.

Những ưu điểm khi dùng vớ y khoa Medi

Vớ điều trị suy tĩnh mạch Medi được sản xuất 100% tại Đức, đạt nhiều tiêu chuẩn và chứng nhận như: CE, chứng nhận không kích ứng da, chứng nhận của Hiệp hội Suy giãn tĩnh mạc Đức...

Vớ y khoa  sử dụng loại sợi đặc biệt cho sản phẩm mềm, thoải mái. Thành phần: 73% Nylon (PA) - 27% elastane (EA), giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng khi sử dụng.  

Vớ điều trị suy tĩnh mạch.

Mọi người cũng có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách sử dụng vớ phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cho người có tĩnh mạch khỏe mạnh, chưa bị giãn tĩnh mạch, người ngồi lâu trên máy bay, tàu xe, phù hợp với người làm việc văn phòng, ít vận động hoặc làm việc đứng hoặc ngồi lâu, phụ nữ mang thai.

Sản phẩm định hình tạo dáng cơ thể gồm các dạng quần áo định hình có tác dụng cố định vóc dáng hình thể, làm thon gọn các vùng cơ thể như: ngực, bụng, eo và mông. Thiết kế phù hợp với cơ thể trong cả khi chuyển động nhờ có độ đàn hồi cao. Chất liệu vải mềm mịn, thoáng khí, giữ làn da luôn được khỏe mạnh.

Dòng sản phẩm đai nâng bụng bầu với chất liệu sinh học giúp bảo vệ thai nhi khỏi sóng điện từ và dòng sản phẩm áo ngực cao cấp dành cho phụ nữ cho con bú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Cơ chế điều trị bằng vớ y khoa

Với tiến bộ của y học hiện đại, sử dụng vớ y khoa Medi được xem là phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả. Vớ y khoa sẽ tạo áp lực ở chân, nhờ đó các van tĩnh mạch bị hở được khép kín, loại bỏ dòng máu trào ngược - nguyên nhân gây triệu chứng bệnh.
Tác dụng của vớ y khoa đối với bệnh suy giảm tĩnh mạch
Bệnh tĩnh mạch không được điều trị có thể trở nên nặng hơn và trở thành mạn tính. Bởi vậy, dùng vớ y khoa là việc làm quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch. Sử dụng vớ y khoa là phương pháp điều trị có chi phí thấp, không dùng thuốc và đặc biệt phù hợp với phụ nữ mang thai. Loại vớ này có thể điều trị mọi giai đoạn bệnh. Bệnh nhẹ mang vớ áp lực thấp (CcI-I), còn bị nặng thì dùng loại vớ có áp lực cao hơn (CcI-II, CcI-III). 

Vớ y khoa Medi
Read More
// //

Vớ y khoa Đức - Medi

Vớ y khoa là gì?

Vớ y khoa được phiên dịch từ tiếng Anh, “medical stocking” – vớ y khoa, hoặc “compression stocking” – vớ áp lực, đều dùng để chỉ một loại vớ đặc biệt có áp lực được thiết kế để điều trị bệnh suy tĩnh mạch.

Vớ y khoa
Mang vớ y khoa thế nào thì hiệu quả?

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại vớ thích hợp, không mang vớ quá lỏng hoặc quá chật. Kiểm tra thường xuyên xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, đồng thời để ý tới tình trạng da chân cũng như cảm giác khi mang vớ. Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, bị tê hay có cảm giác châm chích kéo dài thì phải gọi điện thoại cho bác sĩ.
Thay vớ y khoa 3-6 tháng/lần, thay vớ khi trọng lượng cơ thể hay tình trạng phù chân thay đổi.

Mang vớ y khoa giúp điều trị giãn tĩnh mạch
Tác dụng của vớ y khoa

Vớ y khoa Đức có khả năng hạn chế tình trạng máu bị ứ trệ, hạn chế dòng máu chảy ngược, từ đó làm giảm nhẹ các biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng nề, phù chân… ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Vớ y khoa cũng được dùng để phối hợp điều trị với các phương pháp điều trị khác như uống thuốc, chích xơ, laser nội mạch…

Mang vớ y khoa thời điểm nào trong ngày?

Mang vớ y khoa cả ngày, lúc bạn đi lại, làm việc lúc đứng và ngồi. Khi nằm nghỉ ngơi bạn không cần mang vớ y khoa. Ban đêm ngủ bạn không được mang vớ y khoa vì không có tác dụng và áp lực lúc nằm cao hơn lúc đứng, có thể gây khó chịu khiến bạn khó ngủ. Lúc tập thể dục, nếu bạn thấy đi nhiều thì bị đau bắp chân thì bạn mang vớ lúc tập, nếu không đau thì bạn có thể không cần mang vớ lúc tập.
Để tăng hiệu quả bơm máu của vớ y khoa, bạn cần vận động tại chỗ bằng các bài tập đơn giản ngay khi đang làm việc. Mỗi lần tập như vậy sẽ giúp bơm máu lên và giảm ứ đọng máu ở chân. Do đó, nếu bạn vận động càng thường xuyên thì bắp chân càng được hoạt động, và càng làm giảm nguy cơ ứ đọng máu vào cuối ngày làm việc.

Nên mua vớ hỗ trợ điều trị suy tĩnh mạch ở đâu?

Có thể mua vớ ở các cửa hàng DCYK hoặc nhà thuốc trên toàn quốc có dán nhận diện điểm bán của chúng tôi (bảng màu hồng medi Duomed Mediven). Các điểm bán này đều được huấn luyện cách tư vấn đo chân để chọn đúng size vớ cho bạn. Việc chọn đúng size vớ rất quan trọng vì mang vớ đúng size thì mới mang lại hiệu quả điều trị. Không nên mang size lớn hơn hoặc nhỏ hơn số đo chân của bạn. Nhà thuốc trong bệnh viện cũng có bán sản phẩm của medi.

Trên hộp vớ đều có dán tem tròn răng cưa của LagiMed, chứng thực hàng do chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ Đức. Chúng tôi đảm bảo cung cấp hàng đúng chất lượng như cam kết. Chúng tôi đã làm, đang làm và sẽ làm đúng như vậy. Niềm tin của khách hàng từ năm 2004 đối với LagiMed đã chứng thực điều đó.

Vớ y khoa Đức - Medi


Read More
// //

Vớ y khoa và 8 điều cần biết giúp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn

1. Những ai không nên sử dụng vớ y khoa?

Nguyên lý hoạt động của vớ y khoa là ép các cơ vùng cẳng chân và dẫn lưu máu từ cẳng chân về tim. Chính vì vậy những người mắc các bệnh làm giảm lượng máu cung cấp cho cẳng chân như: đái tháo đường, hút nhiều thuốc lá, bệnh lý động mạch ngoại biên...đều không nên sử dụng vớ y khoa. Đặc biệt là tình trạng vết thương hở hay những vết loét tại vùng da mang vớ cũng không nên mang.

2. Vớ y khoa tác động như thế nào?

Vớ y khoa được làm bằng các chất liệu có tính đàn hồi mạnh giúp ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.

Vớ y khoa ngăn hình thành cục máu đông
3. Nên mang vớ y khoa bao lâu?

Đối với những bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối thì nên sử dụng vớ y khoa hàng ngày để đề phòng biến chứng xảy ra. Nên dùng vớ vào ban ngày, ngay khi mới thức dậy mỗi buổi sáng, càng sớm càng tốt, không dùng ban đêm. Với những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tay, chân nên dùng vớ theo lời khuyên của bác sĩ cho đến khi quá trình điều trị kết thúc.

4. Bệnh nhân nằm viện có nên sử dụng vớ y khoa không?

Phần lớn những bệnh nhân mắc các chứng về giãn tĩnh mạch chỉ phải nằm viện để theo dõi khi tình trạng bệnh đã diễn biến xấu và nguy hiểm. Hay nói một cách khác, những bệnh nhân này rất dễ mắc các biến chứng là cục máu đông do xơ vữa động mạch khiến máu không thể lưu thông tuần hoàn. Chính vì vậy, sử dụng vớ y khoa là điều hết sức cần thiết để phòng tránh nguy hiểm đối với những bệnh nhân phải nhập viện điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Đề phòng biến chứng huyết khối nên sử dụng vớ y khoa thường xuyên
5. Độ dài của vớ đến đùi hay đến gối thì phù hợp?

Điều kiện khí hậu ở Việt Nam khá nóng và khó chịu, nên thường sẽ được ưu tiên các loại vớ có độ dài đến gối, vừa đảm bảo tốt hiệu quả mang lại vừa tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Khi mang vớ ép y khoa người bệnh nên mang khoảng 3 giờ rồi cởi ra nghỉ khoảng 2-3 giờ sau tiếp tục mang lại để cơ ở chân không bị mỏi và ảnh hưởng nhiều.

 6. Chọn kích cỡ vớ như thế nào?

Tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân của mình nên chọn những loại vớ y khoa như thế nào cho hợp. Thường vớ y khoa được chia làm 3 loại chính là: Class 1 với Áp lực tạo 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20), Class 2: Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30), Class 3: Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40). Chọn vớ y khoa đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ ép y khoa.


Đo 3 vòng chân, sau đó đối chiếu lên bảng đo size để chọn đúng size vớ
7. Mẹo nhỏ cho người mới sử dụng vớ y khoa lần đầu

Nên sử dụng vớ loại Class 1 trong lần đầu nếu bệnh không quá nặng để làm quen dần với áp lực vớ tạo ra. Đối với những người thường xuyên ra mồ hôi có thể sử dụng một ít loại lotion kiểm soát mồ hôi bôi vào chân rồi mới sử dụng vớ để ngăn ngừa mùi hôi và cảm giác khó chịu. Theo quy trình 6 tháng nên thay vớ mới một lần để đảm bảo hiệu quả của áp lực điều trị: có thể vớ vẫn còn sử dụng được, nhưng hiệu quả điều trị hay phòng ngừa đã giảm nhiều. Nên đo lại chân để chọn size vớ chính xác hơn.

8. Sử dụng thường xuyên có dẫn đến biến chứng không?

Vớ y khoa hoạt động theo cơ chế vật lý không hề có các phản ứng hóa học nên rất an toàn khi sử dụng trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên cần sử dụng vớ một cách khoa học và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các phản ứng thường gặp như: ngứa da(do dị ứng với chất liệu làm vớ), nóng bức hay đổ nhiều mồ hôi, hôi chân, dùng quá thường xuyên gây teo cơ.

Truy cập Medi voykhoa.com để biết thêm thông tin về vớ y khoa điều trị giãn tĩnh mạch.
Sử dụng vớ y khoa thường xuyên nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Read More