Wednesday, July 25, 2018

// //

Vớ y khoa và 8 điều cần biết giúp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn

1. Những ai không nên sử dụng vớ y khoa?

Nguyên lý hoạt động của vớ y khoa là ép các cơ vùng cẳng chân và dẫn lưu máu từ cẳng chân về tim. Chính vì vậy những người mắc các bệnh làm giảm lượng máu cung cấp cho cẳng chân như: đái tháo đường, hút nhiều thuốc lá, bệnh lý động mạch ngoại biên...đều không nên sử dụng vớ y khoa. Đặc biệt là tình trạng vết thương hở hay những vết loét tại vùng da mang vớ cũng không nên mang.

2. Vớ y khoa tác động như thế nào?

Vớ y khoa được làm bằng các chất liệu có tính đàn hồi mạnh giúp ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.

Vớ y khoa ngăn hình thành cục máu đông
3. Nên mang vớ y khoa bao lâu?

Đối với những bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối thì nên sử dụng vớ y khoa hàng ngày để đề phòng biến chứng xảy ra. Nên dùng vớ vào ban ngày, ngay khi mới thức dậy mỗi buổi sáng, càng sớm càng tốt, không dùng ban đêm. Với những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tay, chân nên dùng vớ theo lời khuyên của bác sĩ cho đến khi quá trình điều trị kết thúc.

4. Bệnh nhân nằm viện có nên sử dụng vớ y khoa không?

Phần lớn những bệnh nhân mắc các chứng về giãn tĩnh mạch chỉ phải nằm viện để theo dõi khi tình trạng bệnh đã diễn biến xấu và nguy hiểm. Hay nói một cách khác, những bệnh nhân này rất dễ mắc các biến chứng là cục máu đông do xơ vữa động mạch khiến máu không thể lưu thông tuần hoàn. Chính vì vậy, sử dụng vớ y khoa là điều hết sức cần thiết để phòng tránh nguy hiểm đối với những bệnh nhân phải nhập viện điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Đề phòng biến chứng huyết khối nên sử dụng vớ y khoa thường xuyên
5. Độ dài của vớ đến đùi hay đến gối thì phù hợp?

Điều kiện khí hậu ở Việt Nam khá nóng và khó chịu, nên thường sẽ được ưu tiên các loại vớ có độ dài đến gối, vừa đảm bảo tốt hiệu quả mang lại vừa tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Khi mang vớ ép y khoa người bệnh nên mang khoảng 3 giờ rồi cởi ra nghỉ khoảng 2-3 giờ sau tiếp tục mang lại để cơ ở chân không bị mỏi và ảnh hưởng nhiều.

 6. Chọn kích cỡ vớ như thế nào?

Tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân của mình nên chọn những loại vớ y khoa như thế nào cho hợp. Thường vớ y khoa được chia làm 3 loại chính là: Class 1 với Áp lực tạo 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20), Class 2: Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30), Class 3: Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40). Chọn vớ y khoa đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ ép y khoa.


Đo 3 vòng chân, sau đó đối chiếu lên bảng đo size để chọn đúng size vớ
7. Mẹo nhỏ cho người mới sử dụng vớ y khoa lần đầu

Nên sử dụng vớ loại Class 1 trong lần đầu nếu bệnh không quá nặng để làm quen dần với áp lực vớ tạo ra. Đối với những người thường xuyên ra mồ hôi có thể sử dụng một ít loại lotion kiểm soát mồ hôi bôi vào chân rồi mới sử dụng vớ để ngăn ngừa mùi hôi và cảm giác khó chịu. Theo quy trình 6 tháng nên thay vớ mới một lần để đảm bảo hiệu quả của áp lực điều trị: có thể vớ vẫn còn sử dụng được, nhưng hiệu quả điều trị hay phòng ngừa đã giảm nhiều. Nên đo lại chân để chọn size vớ chính xác hơn.

8. Sử dụng thường xuyên có dẫn đến biến chứng không?

Vớ y khoa hoạt động theo cơ chế vật lý không hề có các phản ứng hóa học nên rất an toàn khi sử dụng trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên cần sử dụng vớ một cách khoa học và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các phản ứng thường gặp như: ngứa da(do dị ứng với chất liệu làm vớ), nóng bức hay đổ nhiều mồ hôi, hôi chân, dùng quá thường xuyên gây teo cơ.

Truy cập Medi voykhoa.com để biết thêm thông tin về vớ y khoa điều trị giãn tĩnh mạch.
Sử dụng vớ y khoa thường xuyên nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ